Dịch vụ (sẽ cung cấp): Xây dựng bộ công cụ khảo sát, đánh giá nguy cơ, rủi ro vi phạm trong hoạt động quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
|
Địa điểm thực hiện: Tại chỗ và tại tỉnh thành nhất định
|
Thời gian thực hiện dự kiến: Tháng 9/2024
|
I. Bối cảnh:
Hiện nay, Việt Nam vẫn được coi là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng trái pháp luật động vật hoang dã (ĐHVD) trong khu vực và toàn cầu bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ ĐVHD; cũng như tăng cường hoạt động thực thi pháp luật kể từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Lâm nghiệp 2017, và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.
Tham gia công tác phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam có rất nhiều lực lượng như Kiểm lâm, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Cảnh sát môi trường/kinh tế, Cảnh sát điều tra, Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân... với vai trò, nhiệm vụ khác nhau tùy theo phạm vi quản lý hay tính chất và mức độ vi phạm. Tuy nhiên, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn dẫn đến hành vi vi phạm quản lý Nhà nước được cho là vẫn có thể xảy ra từ việc áp dụng các quy tắc, quy trình, thủ tục hành chính…; hay các nguy cơ khách quan do điều kiện địa lý, môi trường gây ra những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động thực thi pháp luật...
Tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2020 về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố các đối tượng vi phạm pháp luật về việc săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tàng trữ trái pháp luật ĐVHD; nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án liên quan đến bảo vệ ĐVHD. Đặc biệt Chỉ thị 29 đã nhấn mạnh việc cần thiết phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội liên quan đến ĐVHD.
Nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức bảo tồn trong việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro vi phạm trong bảo vệ ĐVHD, WCS đang tìm kiếm 01 nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ xây dựng công cụ đánh giá nguy cơ, rủi ro vi phạm trong hoạt động quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam.
II. Mục tiêu:
Thiết kế công cụ đánh giá nguy cơ, rủi ro vi phạm trong hoạt động quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam nhằm:
- Xác định các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro vi phạm.
- Nhận diện các nguy cơ, rủi ro vi phạm.
- Nhận diện các cá nhân có liên quan đến rủi ro vi phạm.
III. Mô tả công việc cụ thể:
Hoạt động dự kiến
|
Đầu ra/sản phẩm
|
Thời hạn
hoàn thành dự kiến
|
Số ngày công dự kiến
|
Kế hoạch thanh toán
|
1. Xây dựng Dự thảo bộ công cụ:
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và quy trình, thủ tục trong hoạt động quản lý Nhà nước và xử lý vi phạm về bảo vệ ĐVHD của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tư pháp;
- Nghiên cứu các nguy cơ, rủi ro vi phạm được xác định tại các mắt xích của chuỗi cung ứng ĐVHD và quy trình xử lý vi phạm liên quan (do WCS Việt Nam cung cấp);
- Thống nhất với WCS Việt Nam về phương pháp tiếp cận, cách thức tiến hành đánh giá và định hướng thiết kế bộ công cụ;
- Thiết kế bộ công cụ khảo sát, đánh giá nguy cơ, rủi ro vi phạm trong hoạt động quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD;
- Xây dựng phương pháp phân loại rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro, xếp hạng rủi ro phục vụ việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ, rủi ro;
- Hoàn thiện dự thảo bộ công cụ.
|
01 bộ dự thảo công cụ khảo sát, đánh giá nguy cơ, rủi ro vi phạm trong hoạt động quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD
|
24/9/2024
|
Được xác định dựa trên đề xuất của đơn vị cung cấp dịch vụ và chấp thuận bởi WCS
|
Thanh toán 1 lần sau khi kết thúc hoạt động và sau khi trình các sản phẩm đầu ra được WCS chấp thuận.
|
2. Tham vấn về tính khả thi áp dụng của bộ công cụ
- Giới thiệu dự thảo bộ công cụ tại cuộc họp tham vấn kỹ thuật được tổ chức bởi WCS Việt Nam;
- Thảo luận và tổng hợp ý kiến góp ý của các đại biểu từ cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật, tư pháp, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu pháp luật
|
- 01 bộ công cụ hoàn thiện
- 01 bản hướng dẫn áp dụng bộ công cụ.
|
|
3. Hoàn thiện bộ công cụ
- Chỉnh sửa, hoàn thiện bộ công cụ trên cơ sở ý kiến tham vấn và ý kiến của WCS Việt Nam;
- Xây dựng bản hướng dẫn áp dụng bộ công cụ.
|
27/9/2024
|
Tổng số ngày công dự kiến: Được xác định dựa trên đề xuất của đơn vị cung cấp dịch vụ và chấp thuận bởi WCS
IV. Yêu cầu (Tiêu chí tuyển chọn):
Nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm phối hợp với WCS Việt Nam và các đối tác khác để thực hiện các hoạt động nêu trên cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Trưởng nhóm (01 người):
- Có bằng Đại học/Thạc sĩ chuyên ngành Luật, Khoa học xã hội, Quản trị Nhà nước và chuyên ngành liên quan khác.
- Ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, phòng, chống tham nhũng, hoặc nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam.
- Có kỹ năng thiết kế công cụ khảo sát, phân tích, kỹ năng trình bày và phương pháp đánh giá với các nghiên cứu và báo cáo nổi trội;
- Ưu tiên ứng viên có hiểu biết về thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD và công tác phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam.
Thành viên nhóm (2 người):
- Có bằng Đại học/Thạc sĩ chuyên ngành Luật, Khoa học xã hội, Quản trị Nhà nước và chuyên ngành liên quan khác;
- Ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, phòng, chống tham nhũng, hoặc nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam;
- Quen thuộc với các phương pháp đánh giá và thiết kế bảng hỏi và xây dựng báo cáo;
- Ưu tiên ứng viên có hiểu biết về thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD và công tác phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam.
V. Thủ tục ứng tuyển:
Ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi qua hòm thư điện tử vietnamconsulting@wcs.org trước 17:00 giờ ngày 09/9/2024
- Đề xuất kĩ thuật nêu cụ thể phương pháp thực hiện để đạt được đầu ra/sản phẩm nêu ở mục III.
- Kế hoạch nhân sự, lý lịch thể hiện kinh nghiệm làm việc, sản phẩm nghiên cứu liên quan của các thành viên tham gia dự án (đường link hoặc bản mềm);
- Đề xuất tài chính (tính bằng VND, tổng số ngày công dự kiến và mức thù lao/ngày, đã bao gồm các loại thuế phí như thuế thu nhập cá nhân, VAT…)
Lưu ý: Chỉ ứng viên phù hợp được liên hệ