Vị trí:
|
Trưởng nhóm Sức khỏe Động vật Hoang dã (ĐVHD) và Bảo tồn loài
|
Báo cáo tới:
|
Giám đốc Quốc gia
|
Giám sát:
|
Cán bộ Chương trình và Trợ lý Chương trình
|
Nơi làm việc:
|
Hà Nội
|
Chương trình:
|
WCS Việt Nam
|
Nhóm/Phòng:
|
Sức khỏe ĐVHD và Bảo tồn loài
|
Loại hợp đồng:
|
Toàn thời gian
|
Liên hệ nội bộ với các vị trí:
|
Các Quản lý chương trình của WCS Việt Nam, Điều phối viên Bảo tồn rùa (Chương trình Bảo tồn loài tại NY), Chương trình Sức khỏe tại WCS Trụ sở chính
|
Thời gian đi công tác:
|
Khoảng 60% thời gian hoặc theo yêu cầu
|
I. Thông tin chung về tổ chức
Wildlife Conservation Society (WCS) là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận và được miễn thuế, được thành lập tại Hoa Kỳ năm 1895 và hoạt động để bảo tồn động vật và vùng đất hoang dã trên toàn thế giới thông qua tìm hiểu các vấn đề quan trọng, tạo ra các giải pháp dựa trên khoa học và thực hiện các hành động bảo tồn mang lại lợi ích cho thiên nhiên và nhân loại. Với kinh nghiệm làm việc hơn một thế kỷ, cam kết lâu dài với hàng chục cảnh quan, hiện diện tại hơn 60 quốc gia và kinh nghiệm hỗ trợ thiết lập hơn 150 khu bảo tồn trên toàn cầu, WCS đã tích lũy kiến thức sinh học, hiểu biết văn hóa và quan hệ đối tác nhằm đảm bảo rằng các sinh cảnh hoang dã sinh động và động vật hoang dã (ĐVHD) phát triển mạnh mẽ cùng với các cộng đồng địa phương.
II. Tổng quan về Chương trình WCS Việt Nam
WCS đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2006, tập trung vào việc tăng cường cam kết, nâng cao năng lực và hành động của chính phủ Việt Nam trong đấu tranh chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD. Thông qua hỗ trợ và hợp tác với các ngành hành pháp và tư pháp, bao gồm Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Quốc hội, WCS đã cung cấp và chia sẻ thông tin về mạng lưới tội phạm liên quan đến ĐVHD giúp tạo ra các quyết định hiệu quả trong thực thi pháp luật. WCS Việt Nam đã thu thập một hệ thống lớn dữ liệu đáng tin cậy về một số vấn đề liên quan đến buôn bán trái pháp luật ĐVHD, đã đào tạo và cập nhật thông tin cho khoảng 4.000 cán bộ thực thi pháp luật, nhà hoạch định chính sách, nhà báo, nhà nghiên cứu và nhà quản lý trên toàn quốc về kỹ thuật điều tra và thực thi, rào cản pháp lý, xây dựng và cung cấp một số sổ tay kỹ thuật và hướng dẫn. Tổ chức đã hỗ trợ các cơ quan trung ương xem xét và đề xuất những thay đổi cần thiết đối với luật pháp quốc gia, hệ thống phân tích tình báo hình sự, hợp tác liên cơ quan. WCS cũng tạo điều kiện cho hoạt động đối thoại Chính phủ với Chính phủ thông qua các nỗ lực hợp tác đa phương và song phương, giữa Việt Nam và các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, để phát hiện và ứng phó với các mạng lưới buôn bán trái pháp luật ĐVHD . Chuyên môn về sức khỏe ĐVHD của WCS đã được sử dụng để giải quyết vấn đề buôn bán ĐVHD không được kiểm soát và giảm thiểu các mối đe dọa về dịch bệnh thông qua hợp tác nghiên cứu, đào tạo và xây dựng chính sách. Gần đây, WCS Việt Nam cũng đã mở rộng sang lĩnh vực bảo tồn loài với trọng tâm là tìm kiếm và bảo vệ loài Rùa Hoàn Kiếm trong tự nhiên.
III. Tóm tắt công việc
Dưới sự giám sát của Giám đốc Quốc gia, Trưởng nhóm Sức khỏe ĐVHD và Bảo tồn loài chịu trách nhiệm:
• Quản lý tổng thể các hoạt động về sức khỏe ĐVHD và bảo tồn loài tại Việt Nam với sự tham khảo ý kiến của các Quản lý chương trình WCS Việt Nam, Điều phối viên bảo tồn rùa (Chương trình Bảo tồn loài tại trụ sở chính) và chương trình sức khỏe ĐVHD tại trụ sở chính, bao gồm phát triển, thực hiện, điều phối và giám sát các hoạt động liên quan;
• Đóng góp về mặt kĩ thuật trong công việc của nhóm và đưa ra các ý kiến kĩ thuật vào các hoạt động dự án;
• Xây dựng mạng lưới và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính phủ có liên quan, các nhà tài trợ, các tổ chức nghiên cứu và các viện hàn lâm, và các cá nhân có ảnh hưởng trong công tác bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam
IV. Trách nhiệm chính
A. Xây dựng và thực hiện hoạt động dự án
-
Quản lý chung kế hoạch làm việc và ngân sách hoạt động của nhóm từ khâu lên ý tưởng tới công tác triển khai và báo cáo;
-
Quản lý việc triển khai và thực hiện giám sát hoạt động của nhóm tại Việt Nam
-
Giám sát việc mua sắm và kiểm kê vật tư và thiết bị, bao gồm thuốc thử, bộ chẩn đoán và vật liệu tiêu hao cho các hoạt động liên quan sức khỏe ĐVHD và bảo tồn loài;
-
Đưa ra các ý kiến đóng góp về mặt kĩ thuật liên quan đến thú y, bảo tồn loài để xây dựng sản phẩm của các nhóm khác tại WCS, ví dụ như báo cáo hoạt động, tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn, tóm tắt chính sách và ngược lại;
-
Tạo ra dữ liệu khảo sát loài đáng tin cậy và chuyên nghiệp để xúc tiến các hành động bảo tồn (báo cáo, bản đồ, đồ họa thông tin, thống kê ...) và để tạo ra bằng chứng khoa học về lây truyền bệnh trong chuỗi buôn bán ĐVHD trong sự phối kết hợp với WCS và các đối tác của WCS, khi cần;
-
Quản lý tổng thể các hoạt động của hợp đồng thầu phụ, nếu có, bao gồm hoạt động điều tra thực địa;
-
Góp ý và đảm bảo chất lượng cho các báo cáo, cập nhật có liên quan;
-
Góp ý cho các hoạt động gây quỹ khác, bao gồm các ý kiến kỹ thuật và tài chính.
B. Quản lý và phân tích dữ liệu
9. Giám sát tổng thể công tác thu thập dữ liệu thực địa, nhập dữ liệu và quản lý dữ liệu kết hợp với công tác thu thập mẫu và xét nghiệm, quản lý động vật cùng với khảo sát đa dạng loài, các chương trình bảo tồn nguyên vị/bảo tồn chuyển vị;
10. Quản lý công tác phát triển các tài liệu khoa học, các bản thảo và ấn phẩm;
11. Giám sát và duy trì cơ sở dữ liệu về các đối tác của nhóm, các khóa tập huấn và các báo cáo dự án.
C. Xây dựng mạng lưới và quan hệ đối tác
12. Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà thầu phụ, các đối tác trong nước, các cơ quan chính phủ, các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu và học thuật.
D. Quản lý và giám sát
13. Giám sát và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm và tư vấn, và hướng dẫn công việc khi cần;
14. Thực hiện đào tạo định hướng đầy đủ và đúng thời hạn cho các nhân viên mới về nội dung và yêu cầu của công việc sức khỏe ĐVHD và bảo tồn loài tại WCS.
E. Các nhiệm vụ khác
15. Đóng góp vào việc xây dựng các chính sách và chiến lược của WCS Việt Nam;
16. Đại diện WCS tại các cuộc họp/hội thảo cấp tỉnh và quốc gia theo yêu cầu;
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của người quản lý trực tiếp.
V. Yêu cầu tối thiểu
-
Bằng cử nhân chuyên ngành y khoa/y tế công cộng/bảo tồn loài và/hoặc thú y;
-
Có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm chuyên môn ở vị trí tương tự, ưu tiên có kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế trong lĩnh bảo tồn/môi trường;
-
Có kinh nghiệm khảo sát thực địa và kinh nghiệm xử lý động vật, thu thập mẫu sinh học, ghi chép dữ liệu và quản lý mẫu là cần thiết;
-
Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ liên quan là một lợi thế;
-
Khả năng xử lý đa nhiệm, ưu tiên, khả năng chú ý đến chi tiết và tự quản lý hiệu quả;
-
Có khả năng lãnh đạo, giám sát và hướng dẫn nhóm;
-
Tư duy chiến lược với kỹ năng đàm phán và giao tiếp xuất sắc;
-
Thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói bằng tiếng Anh và tiếng Việt;
-
Kỹ năng sử dụng máy tính bắt buộc, thành thạo Ứng dụng Microsoft Office; Kiến thức về phần mềm GIS (ArcView hoặc MapInfo);
-
Thể hiện kỹ năng quản lý cơ sở dữ liệu và lưu trữ hồ sơ; trong quản lý và thực hiện hoạt động chương trình;
-
Quan tâm đến bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ môi trường là ưu thế.