WCS Việt Nam tham gia thúc đẩy cam kết chính trị nhằm đấu tranh với tội phạm ĐVHD. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu, phân tích và góp ý xây dựng một số văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, bảo vệ ĐVHD. Đồng thời, chúng tôi tham gia cung cấp số liệu làm bằng chứng và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình rà soát, sửa đổi và hoàn thiện các quy định liên quan trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, WCS cũng đưa ra các sáng kiến góp phần hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ ĐVHD hoặc triển khai thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan thông qua việc phối hợp với các đối tác tiến hành các hoạt động như nghiên cứu tính khả thi về việc thành lập Tòa môi trường tại Việt Nam; nghiên cứu và đề xuất xây dựng án lệ về ĐVHD; xây dựng tài liệu chỉ dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc về ĐVHD...
Hoạt động của chúng tôi hướng đến việc vận động các cơ quan chính phủ áp dụng các phương pháp chiến lược, toàn diện trong phòng, chống tội phạm về ĐVHD nhằm chặn đứng, phá vỡ và triệt tiêu các đường dây buôn bán ĐVHD; qua đó góp phần giảm nhu cầu sử dụng và tiêu thụ ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD
Một số kết quả nổi bật :
- Báo cáo tóm tắt liên quan tới tình hình buôn bán trái pháp luật ĐVHD được gửi tới các cán bộ lãnh đạo Chính phủ. (năm…)
- Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội rà soát, đánh giá, xây dựng văn bản hướng dẫn và góp ý hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và phòng chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD
- Góp ý cho một số văn bản quan trọng như Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 35/2019/NĐ-CP, Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP; Dự thảo Nghị định sửa đổi và bổ sung Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019; dự thảo nội dung của Chỉ thị số 29/2020/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD
- Hỗ trợ Mạng lưới thực thi pháp luật phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép trên cơ sở hợp tác cùng Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và cơ quan thường trực của Mạng lưới thực thi pháp luật phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép (VN-WEN).
- WCS Chương trình Việt Nam phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, tổ chức một số hoạt động tọa đàm, tập huấn nhằm thu hút sự quan tâm của các Tổng biên tập và phóng viên về lĩnh vực này. Huy động sự tham gia của cơ quan thông tấn báo chí thông qua hỗ trợ tài chính và cung cấp thông tin cho báo chí đi điều tra thực địa ( năm…)
- WCS Chương trình Việt Nam là thành viên trong Mạng lưới Hỗ trợ Động vật hoang dã (WSN) tại Việt Nam với các thành viên khác từ các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. WSN được thành lập nhằm khai thác sức mạnh tập thể từ các tổ chức có cùng mục tiêu chấm dứt nạn buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam, tăng cường tác động thông qua củng cố hợp tác và nỗ lực hợp tác giữa các thành viên và các bên liên quan, thiết kế các biện pháp can thiệp để tham gia và tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện tình hình đối với ĐVHD.
- Khuyến nghị chính sách của WCS về ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai ở Việt Nam thông qua các thay đổi chính sách quy định việc buôn bán và tiêu thụ trái pháp luật ĐVHD (tháng 3/2020);
- Hỗ trợ Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), xây dựng cuốn “Sổ tay thẩm phán”, tích hợp nội dung xử lý vi phạm liên quan đến ĐVHD (2020)
- Hỗ trợ TANDTC xây dựng “Báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập Tòa môi trường tại Việt Nam” và tổ chức Tọa đàm tham vấn về Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập Tòa môi trường ở Việt Nam; (2020)
- Phối hợp với Đại học kiểm sát Hà Nội xây dựng môn học và tài liệu giảng dạy về “Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án về ĐVHD” (2020)
- Hợp tác cùng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Chính sách Công và Pháp luật (IPL) xây dựng tài liệu tham khảo về “Mối liên hệ của tham nhũng đối với hoạt động buôn bán trái pháp luật ĐVHD” cho Chương trình Thạc sĩ luật học về Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham nhũng đầu tiên ở Việt Nam; (2020)