Tên hoạt động (theo đề xuất dự án):
Hoạt động 2.1: Nâng cao năng lực thể chế và hợp tác giữa các cơ quan trong việc sử dụng các công cụ chống rửa tiền (AML) để điều tra, truy tố và kết án tội phạm về động vật hoang dã
|
Dịch vụ (sẽ cung cấp): Hỗ trợ tổ chức triển khai hoạt động tăng cường năng lực với Học viện cảnh sát nhân dân
|
Địa điểm thực hiện: Việt Nam
|
Thời gian thực hiện dự kiến: 01/03/2022-30/09/2022
|
Đầu mối phụ trách hoạt động: Minh Hoàng
|
I. Bối cảnh:
Tội phạm liên quan đến ĐVHD được đánh giá là loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, và có sự liên kết với các loại hình tội phạm khác như rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, phương thức thủ đoạn phạm tội của các nhóm đối tượng ngày càng trở nên tinh vi hơn và luôn luôn thay đổi nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, do hạn chế di chuyển giữa các quốc gia, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trao đổi, mua bán ĐVHD được dự đoán là sẽ gia tăng theo chiều hướng phức tạp, đặc biệt là trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia thường lợi dụng những điểm yếu trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính để dịch chuyển, che giấu và rửa các khoản tiền bất chính thu được từ hoạt động buôn bán trái pháp luật ĐVHD, tạo điều kiện cho tội phạm về động vật hoang dã tiếp tục xảy ra và gây tổn hại đến tính liêm chính tài chính. Vì vậy, các hoạt động tội phạm liên quan đến ĐVHD và những dòng tiền bất hợp pháp tiếp tục phát triển và ngày càng phức tạp hơn. Các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực điều tra tài chính như Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), Trung tâm điều hành và lãnh đạo cơ quan điều tra tài chính (FIU) của Tổ chức Egmont (ECOFEL) gần đây đã thực hiện một loạt các nghiên cứu và phân tích để đánh giá các khía cạnh rủi ro của hoạt động rửa tiền liên quan đến tội phạm ĐVHD. Họ cũng khuyến nghị các nước thành viên FATF (trong đó Việt Nam là thành viên của nhóm Châu Á/Thái Bình Dương từ năm 2007) về các phương pháp và công cụ thích hợp mà các cơ quan thực phi pháp luật và các cơ quan tư pháp nên áp dụng để ngăn chặn và chống tội phạm về ĐVHD thông qua ngăn chặn các giao dịch tài chính bất hợp pháp. Tại Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018, nguy cơ tiềm ẩn về rửa tiền bắt nguồn từ hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là ở mức Trung bình cao. Trong khi đó, năm 2019, Nhóm Châu Á/Thái Bình Dương về rửa tiền cũng coi các phản ứng và hành động của Chính phủ Việt Nam đối với các mối đe dọa rửa tiền từ các hoạt động buôn bán trái pháp luật ĐVHD là một trọng tâm trong phạm vi đánh giá đa phương về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam.
Bất chấp khả năng to lớn trong việc phát hiện ra mạng lưới tội phạm liên quan đến chuỗi cung ứng ĐVHD bất hợp pháp, đặc biệt để điều tra và truy tố vụ án rửa tiền có liên quan đến tội phạm động vật hoang dã, nhưng công tác điều tra tài chính vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan chức năng. Việc thiếu thông tin, nguồn lực và hợp tác liên ngành cũng gây hạn chế cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đánh giá toàn diện và ngăn chặn các mối đe dọa do các hành vi vi phạm này gây ra. Các hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo do WCS thực hiện trước đây cho thấy lực lượng công an còn thiếu hiểu biết về rửa tiền, thông tin tài chính và không có đủ thông tin tình báo do các đơn vị điều tra tài chính cung cấp, trong khi đó các công tố viên và thẩm phán không có đủ thông tin để chuẩn bị cho việc xử lý các vụ án tội phạm rửa tiền. Những hạn chế này cùng với những khó khăn trong phối hợp liên ngành dẫn đến sự trì hoãn thực hiện các hoạt động điều tra tài chính hoặc theo đuổi các vụ án rửa tiền.
Nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ thực thi pháp luật trong phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD, WCS phối hợp với Học viện Cảnh sát nhân dân (HVCSND) thực hiện chuỗi hoạt động khảo sát, đánh giá nhu cầu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, cung cấp các hỗ trợ sau tập huấn cho học viên, và đánh giá hiệu quả sau tập huấn về nâng cao kỹ năng thu thập, phân tích thông tin và sử dụng công cụ phòng, chống rửa tiền trong đấu tranh với tội phạm về ĐVHD (gọi tắt là Kế hoạch).
Để đảm bảo các hoạt động của Kế hoạch được tổ chức suôn sẻ và đạt kết quả như mong đợi với chất lượng tốt, cần có Điều phối viên hoạt động để điều phối tất cả quá trình thực hiện Kế hoạch này.
II. Mục tiêu:
Để điều phối việc triển khai thành công chuỗi các hoạt động tăng cường năng lực với HVCSND theo đúng Kế hoạch đã xây dựng.
III. Mô tả công việc mong đợi cụ thể:
Hoạt động dự kiến
|
Đầu ra/sản phẩm
|
Thời hạn
hoàn thành dự kiến
|
Số ngày công dự kiến
|
Kế hoạch thanh toán
|
Chuẩn bị các tài liệu liên quan và xin phê duyệt từ Ban lãnh đạo HVCSND cho các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch;
Đảm bảo trao đổi thông tin kịp thời giữa nhóm chuyên gia của HVCSND và WCS để thực hiện thuận lợi Kế hoạch;
Đảm bảo các chi tiêu liên quan đến các hoạt động tuân thủ theo đúng hướng dẫn chi tiêu tài chính của WCS;
|
- Các tài liệu và thông tin cho các hoạt động (công văn, chương trình, báo cáo ...) được chuẩn bị;
- Các chứng từ thanh toán được chuẩn bị đầy đủ để phê duyệt;
|
30/09/2022
|
18
|
Thanh toán được thực hiện theo lịch trình như sau:
- Thanh toán lần 1 được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc sau khi tư vấn cung cấp đủ sản phẩm liên quan đến 4 khóa tập huấn và được WCS phê duyệt;
- Thanh toán lần cuối: số tiền còn lại của Hợp đồng được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc sau khi tư vấn cung cấp đủ sản phẩm liên quan đến sách chuyên khảo, đánh giá sau tập huấn và hội thảo tổng kết và được WCS phê duyệt.
|
Điều phối tổ chức sắp xếp hậu cần và thúc đẩy hoàn thiện báo cáo cho các khóa tập huấn;
Điều phối thu thập và xây dựng thông tin các đại biểu tham dự các khóa tập huấn;
|
- 04 khóa tập huấn được tổ chức;
- Danh sách và thông tin các đại biểu được thu thập đầy đủ theo mẫu do WCS cung cấp;
- Công tác hậu cần (lịch trình di chuyển, phòng họp, khách sạn...) được chuẩn bị đầy đủ;
|
31/05/2022
|
20
|
Điều phối tổ chức sắp xếp hậu cần trong quá trình xây dựng tài liệu tập huấn;
Điều phối tổ chức sắp xếp hậu cầu trong quá trình xây dựng, thẩm định và in ấn sách chuyên khảo;
|
- Tài liệu tập huấn được xây dựng và hoàn thiện để sử dụng cho các khóa tập huấn;
- Sách chuyên khảo được xây dựng và hoàn thiện, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, nội dung và được phê duyệt để lồng ghép vào chương trình giảng dạy của HVCSND
|
30/06/2022
|
17
|
Điều phối tổ chức sắp xếp hậu cần, thúc đẩy hoàn thiện báo cáo cho hoạt động hỗ trợ sau tập huấn, đánh giá sau tập huấn, và một hội thảo tổng kết;
|
- 02 cuộc họp kỹ thuật cập nhật cho học viên;
- Hoạt động đánh giá kết quả sau tập huấn, bao gồm các chuyến thực địa, được thực hiện;
- Cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện hoạt động được tổ chức với sự tham gia của một số Cục/Vụ của Bộ Công an và một số phòng/ban của HVCSND;;
- Công tác hậu cần (lịch trình di chuyển, phòng họp, khách sạn...) được chuẩn bị đầy đủ;
|
30/09/2022
|
15
|
|
Tổng số ngày công dự kiến: 70 ngày
IV. Yêu cầu (Tiêu chí tuyển chọn):
- Kinh nghiệm làm việc trong hệ thống đào tạo và giáo dục của ngành công an;
- Có kiến thức về nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, có kinh nghiệm tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ cảnh sát.
- Có trình độ Thạc sỹ là một lợi thế.
V. Nộp hồ sơ
Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về email vietnamconsulting@wcs.org trước 11.00 (giờ Hà Nội) ngày 25/02/2022
i) Email thể hiện sự quan tâm
ii) Sơ yếu lí lịch ghi rõ kiến thức và kinh nghiệm liên quan
iii) Đề xuất thù lao (bằng tiền VND theo ngày công, đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân)
Lưu ý: Chỉ các ứng viên phù hợp mới được thông báo kết quả